Mỗi vùng miền đều mang một hương vị đặc trưng khác nhau. Nhưng khi nói đến những món ăn ngọt ngào, mang nét dân dã của quê hương ta phải nhắc đến miền Tây. Một trong số đó có một món cực khoái khẩu dành cho những người vùng miền này đó chính là vịt giả cầy. Bạn đã trải nghiệm nó và muốn thưởng thức lại lần nữa nhưng chưa có dịp. Nếu vậy hãy tự bắt tay vào làm thử nhé! Sài Gòn ăn gì sẽ bật mí 2 cách nấu món vịt giả cầy ngon khỏi chê của người miền tây cho bạn một cách chi tiết nhất.
Cách chế biến thịt vịt trước khi nấu
Vịt nếu không chế biến kỹ khi ăn vào thì sẽ rất nặng mùi. Nên việc đầu tiên bạn cần làm để món ăn ngon nhất đó chính sơ chế qua thịt vịt dựa vào 2 cách sau đây:
Chọn thịt vịt như thế nào?
Bí kíp chọn vịt của các chuyên gia về nấu ăn cho biết không nên chọn những con quá già hay quá non. Điều này giúp chất lượng thịt được dai và có độ mềm nhất định. Quan sát độ tươi của thịt qua vẻ bề ngoài. Như màu sắc tươi, thớ thịt đỏ và đặc biệt là không có mùi hôi. Khi cầm lên bạn có cảm giác con vịt chắc và nặng tay thì nên chọn ngay. Ngoài ra, nên kiểm tra vùng da bụng và cổ càng dày càng tốt nhé!
XEM THÊM: Review chi tiết Buffet Khói BBQ quận 7 “ngon muốn xỉu”
Bí kíp khử mùi hôi của thịt vịt
Nấu món vịt giả cầy có ngon hay không còn tùy thuộc vào yếu tố này. Khi mua thịt vịt về bạn rửa sạch nó nhiều lần với nước. Tiếp tục dùng muối hạt chà xát lên toàn thân của nó để giảm bớt vị tanh. Sau khi chà xong thì rửa sạch lại với nước, để cho thận ráo nước. Trong thời gian đó, bạn chuẩn bị hỗn hợp bao gồm muối, gừng giã, rượu. Cho vịt vào hỗn hợp vừa mới làm, xát đều lên từng thớ thịt cả bên trong lẫn bên ngoài. Để mùi hôi được khử hoàn toàn việc chà xát nên được thực hiện nhiều lần, mỗi lần chà tầm khoảng 5 phút. Bạn nên thực hiện khoảng 3 lần rồi rửa sạch với nước là xong. Kết thúc công đoạn này cùng bắt tay vào chế biến thôi nào.
Cách nấu món vịt giả cầy đúng chuẩn miền Tây
Nguyên liệu nấu vịt giả cầy
Món vịt giả cầy không thể thiếu những nguyên liệu này được bao gồm 1 con vịt, củ riềng, tỏi, hành khô, nghệ tươi, mẻ, dừa tươi, chanh, mắm tôm, gừng, rượu, rau ngò, mùi. Những nguyên liệu này vừa giúp món vịt của bạn vừa thơm ngon, hấp dẫn và được trình bày đẹp mắt nhất.
XEM THÊM: Hướng dẫn nấu món gà kho gừng ngon tuyệt cú mèo năm 2021
Cách nấu vịt giả cầy
Được thực hiện hoàn chỉnh dựa trên 4 cách sau
Thui thịt vịt
Sử dụng than hay bình ga hơ cho cháy xém cho đến khi thịt dậy mùi thơm. Tuy nhiên, hương vị thơm ngon nhất đó là thịt được thui bằng rơm. Nhưng rơm thì không phải bất kì đâu cũng có phải không nào? Nếu không bạn có thể lựa chọn những dụng cụ mà nhà bếp mình có sẵn nhé! Thịt vịt khi thui xong có màu vàng đều, da săn chắc, hãy làm thật cẩn thận. Vì bước này có thể ảnh hưởng cả công đoạn nấu ăn của bạn.
Chặt thịt vịt
Thịt vịt không nên chia quá nhỏ hoặc quá lớn. Thứ nhất nếu quá lớn thì món ăn nhìn mất tính thẩm mỹ và rất bất tiện khi ăn. Nhưng nếu chặt quá nhỏ thì khi nấu thịt sẽ bị rã rất dễ bị nát. Nên tốt nhất thịt phải chặt vừa đủ, như hình ảnh minh họa dưới đây là được nhé!
Ướp thịt vịt
Sau khi thịt được chặt xong, chúng ta tiến hành tẩm ướp cho hương vị thêm đậm đà thôi nào. Cho toàn bộ thịt vào thố lớn và cho vịt vào. Ướp vịt với 1 thìa muối, 1 thìa bột ngọt, 1 thìa mắm tôm, 3 thìa mẻ. Trộn đều tiếp tục cho tiếp 1 thìa cho tất cả các gia vị tăng hương bao gồm hành băm, nghệ băm, riềng băm và nửa thìa tỏi băm. Tiếp tục trộn một lần nữa cho các gia vị và thịt thấm đều. Để thịt đậm đà nên ướp trong khoảng 30 phút. Nếu bạn có nhiều thời gian hơn có thể ướp trong khoảng từ 1 – 2 tiếng.
XEM THÊM: Top 5 cơ sở làm bánh trung thu ngon nhất Sài Gòn không phải ai cũng biết
Nấu vịt giả cầy
Để nồi nóng rồi cho một ít dầu ăn vào tráng chảo cho thật đều. Nửa thìa tỏi băm bạn còn dư cho vào phi đến khi thơm vàng. Cho tiếp thịt vịt vừa tẩm ướp vào nồi, xào và đảo đều đến khi thịt săn lại. Đổ trực tiếp nước dừa vào nấu cho thật sôi. Sau khi sôi thì bạn mở lửa thật nhỏ để hầm cho vịt chín và thấm đều vị. Lưu ý nước dừa nên cho ngập phần thịt để khi hầm không bị cháy nồi do quá ít nước. Hầm thịt đến khi nước dùng gần cạn, hơi sánh và có màu vàng. Nêm gia vị một lần nữa cho khẩu vị phù hợp nhất với gia đình bạn. Rồi cho tiếp riềng băm vào để mùi thơm dậy mùi hơn. Sau đó tắt bếp, tiếp tục cho rau ngò và mùi vào. Chừa lại một ít để lát trang trí cho đẹp nhé!
Nấu món vịt giả cầy thơm ngon rất dễ phải không nào? Hương vị vịt giả cầy miền Tây ngọt thanh, đậm đà mà ai trong đời cũng nên nếm thử. Hãy thử trổ tài nghệ của bạn lăn xả vào bếp cho gia đình của mình thường thức nhé. Sài Gòn ăn gì đã bật mí toàn bộ bí kíp thần thánh này cho bạn cả rồi đấy. Chúc bạn thành công để có một món vịt giả cầy ăn chung với cơm, bún hay bánh mì đều được nè!