Bạn có biết điều làm lên một nồi lẩu Thái ngon là gì không? Đó chính là nước lẩu phải chuẩn hương vị? Nếu như bạn chưa biết cách nấu nước lẩu Thái theo đúng nghĩa, hãy xem ngay bài viết dưới đây của Sài Gòn Ăn Gì. Chúng tôi sẽ giúp bạn có được một nồi lẩu thái ăn một lần là nghiện một đời. Cùng xem ngay nào!
Nguyên liệu cần chuẩn bị trước khi làm nước lẩu thái
Nguyên liệu để có được một nồi nước lẩu thái ngon tuyệt cú mèo đó chính là: 1kg xương ống; 5 nhánh xả, 2 củ riềng, 1 quả dứa, 5 quả cà chua, ớt, chanh tươi, lá chanh, tỏi, hành củ, hành lá, nấm rơm, ngô ngọt,… Và các loại gia vị khác: nước mắm, muối, hạt nêm, gia vị lẩu Thái,…
Cách sơ chế nguyên liệu để làm nước lẩu thái
Xương ống chặt miếng to và rửa sạch. Sau đó luộc chần qua bằng nước sôi, cho mấy lát gừng vào để khử mùi hôi. Chần qua tầm 5 – 10 phút vớt ra rửa sạch lại một lần nữa. Làm như vậy sẽ giúp cho xương được sạch tuyệt đối, nước dùng sẽ trong hơn.
Cà chua thái thành miếng. Còn sả đập dập và cắt khúc phần lá, cắt nhuyễn phần đầu.
Riềng cạo vỏ thái thành miếng lát mỏng. Lá chanh rửa sạch và vò nhẹ.
Nấm rơm ngâm muối vớt ra chẻ chữ thập trên đầu cho đẹp mắt.
Dứa thái theo miếng nhỏ. Băm nhỏ hành, tỏi, ớt. Quả chanh bổ làm đôi. Ngô ngọt bổ ra thành từng khúc vừa ăn.
Đầu tiên cho xương vào nồi áp suất hầm nhừ trong khoảng 30 phút – 1 tiếng phút để lấy nước cốt.
Sau khi ninh xương xong, bắc chảo lên bếp phi hành tỏi cho thơm cùng một chút dầu ăn và một chút nước mắm cho dậy mùi. Kế đến cho sả băm nhuyễn cùng lát riềng thái mỏng vào đảo đều. Và đổ tất cả vào nồi nước dùng đang sôi trên bếp.
Tiếp theo nêm gia vị: Cho chút muối, hạt nêm cùng gói gia vị lẩu Thái vào. Cùng với đó cho thêm nước cốt chanh. Thả ớt, lá chanh, dứa, ngô, nấm để tăng thêm vị cũng như màu sắc cho nồi nước lẩu thêm đậm đà.
Thử vị nước lẩu: Nếu như nước lẩu có vị chua cay, thanh ngọt thì bạn đã làm thành công nước lẩu Thái rồi đó. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm sa tế để tăng thêm độ cay cho nước lẩu nếu thích.
Nguyên liệu cho một nồi lẩu Thái khá đa dạng gồm có: tôm, mực, ghẹ, cá viên chiên, đậu phụ, thịt bò, ngao,… bún hoặc mì.
Rau nhúng lẩu Thái thường là loại rau gì?
Không chỉ chọn nguyên liệu phù hợp với lẩu Thái mà ngay cả đến rau nhúng cũng phải đúng bài. Thông thường các loại rau sau đây dùng trong lẩu Thái chua cay đó là:
Rau muống, cải thảo, hoa chuối bào sợi, rau thơm khác như: tía tô, kinh giới,… Bạn cũng có thể kết hợp thêm một số loại nấm khác: nấm kim châm, nấm hải sản, nấm bào ngư,…
Như vậy, khi đã chuẩn bị xong tất cả những thứ trên bạn chỉ cần bày ra đĩa và để lên bàn ăn là bạn đã có một nồi lẩu Thái siêu ngon rồi phải không nào?
Một điều dễ thấy, tuy nguyên liệu để làm cho một nồi nước lẩu Thái khá là nhiều và nhỏ nhặt. Khâu chuẩn bị hơi phức tạp một chút. Nhưng ngược lại, các công đoạn thực hiện chúng thì khá đơn giản, ai cũng có thể đều làm được.
Hãy áp dụng ngay công thức trên của Sài Gòn Ăn Gì để nấu cho gia đình mình một nồi lẩu Thái ngon hết nước chấm bạn nhé.